Lịch sử Thanh_Dụ_lăng

Tòa lăng này được bắt đầu xây dựng vào năm Càn Long thứ 8 (1743), được chọn tại Thắng Thủy dục (胜水峪) phía Tây của Hiếu lăng, nay là thuộc Thanh Đông lăng vùng Tuân Hóa của Trung Quốc. Lăng hoàn thành những công trình chủ thể vào năm Càn Long thứ 17 (1752), tiêu hao hơn 170 vạn lượng bạc.

Lăng mộ này của Càn Long Đế thể hiện tư duy sùng Phật giáo của ông, khi trong địa cung có rất nhiều đồ án về Phật giáo: Tam thế Phật, Ngũ phương Phật, Tám vị Bồ tát, Tứ đại Thiên vương cùng một số đồ án Phật giáo điển hình khác. Ngoài quan tài của Càn Long Đế, trong địa cung của lăng chính còn có quan tài của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu cùng ba vị Hoàng quý phi khác của ông là Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Triết Mẫn Hoàng quý phiThục Gia Hoàng quý phi. Bên ngoài địa cung có một phần "Phi viên tẩm", dùng để chôn cất các phi tần khác của Càn Long Đế, trong đó tòa Minh lâu lớn nhất dùng để hạ táng Kế Hoàng hậu.

Năm 1979, khi khám phá Dụ lăng, thì địa cung đã sớm bị ngập nước. Quan tài của Càn Long Đế, cùng hai vị Hoàng hậu và ba vị Hoàng quý phi sớm đã nổi lềnh bềnh, vật bồi táng tất cả đều bị trộm. Sau khi xử lý sự việc, 5 thi hài của các vị Hậu phi trên đã lẫn lộn vào nhau, cuối cùng cùng chung một khối cải táng.